CÔNG ĐOÀN BÌNH DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN ĐẨY MẠNH THÀNH LẬP NGHIỆP ĐOÀN VÀ PHÁT TRIỂN ĐOÀN VIÊN KHU VỰC LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC
Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã xác định 3
khâu đột phá của nhiệm kỳ 2023 - 2028: (1) Đẩy mạnh đối thoại, thương lượng tập thể, trọng tâm là tiền lương,
tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động.
(2) Tập trung phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở ở các doanh
nghiệp ngoài khu vực nhà nước. (3) Xây dựng đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là chủ tịch công đoàn tại các doanh nghiệp ngoài
khu vực nhà nước.
Với khâu đột phá
“Tập
trung phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp ngoài
khu vực nhà nước”, Nghị quyết Đại hội XIII
Công đoàn Việt Nam xác định chỉ tiêu kết thúc nhiệm kỳ cả nước có 15 triệu đoàn
viên, thành lập tổ chức công đoàn cơ sở ở 100% doanh nghiệp có từ 25 lao động
trở lên, tập
trung thành lập các nghiệp đoàn và phát triển đoàn viên là người lao động khu vực
phi chính thức; tại Hội nghị Đoàn Chủ tịch
Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2023 - 2028, Chủ
tịch Nguyễn Đình Khang cũng đặc biệt nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc xây dựng
kế hoạch phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cấp cơ sở năm 2024 và Nghị
quyết đẩy mạnh phát triển đoàn viên,
thành lập công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước giai đoạn
2023 - 2028, tầm nhìn đến năm 2033.
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam (thứ 5 từ phải sang) và đồng chí Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy (thứ 5 từ trái sang) cùng các đồng chí Lãnh đạo Tỉnh, lãnh đạo LĐLĐ tỉnh, lãnh đạo Sở LĐ,TB và XH thực hiện nghi thức phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh, lao động và Tháng Công nhân tỉnh Bình Dương năm 2024
Đồng chí Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương (thứ sáu từ trái qua) cùng các đồng chí lãnh đạo Tp.Thủ Dầu Một, lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ, LĐLĐ tỉnh, Tỉnh Đoàn trao quà cho đoàn viên, CNLĐ trên địa bàn.
Thực
hiện Kế hoạch số 31/KH-TLĐ, ngày 27/3/2024 của Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc
phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cấp cơ sở năm 2024; Ban Thường vụ LĐLĐ
tỉnh đã ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện trong các cấp công đoàn.
Trong đó, xác định rõ chỉ tiêu phát triển đoàn viên công đoàn năm 2024 của tỉnh
thực tăng là 50.000 đoàn viên - trên tổng số chỉ tiêu 1 triệu đoàn viên của Tổng
LĐLĐ Việt Nam giao cho 63 tỉnh, thành trong cả nước; phấn đấu 100% doanh nghiệp
có từ 25 lao động trở lên đủ điều kiện thành lập được tổ chức công đoàn cơ sở
và đặc biệt là phấn đấu mỗi LĐLĐ huyện, thành phố thành lập từ 1 đến 2 nghiệp
đoàn cơ sở trở lên ở khu vực phi chính thức, kết nạp 1.000 đoàn viên là lao động
ở khu vực này.
Đồng chí Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy tặng quà cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tháng Công nhân năm 2024.
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam và đồng chí Nguyễn Kim Loan - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh thăm hỏi, động viên và trao tặng quà đoàn viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn 10 triệu đồng nhân dịp Tháng Công nhân năm 2024.
Hiện
nay, bên cạnh một nghiệp đoàn xe ôm của phường Thới Hòa - thành phố Bến Cát đã
được thành lập từ năm 2016, theo chỉ tiêu trên, năm 2024 toàn tỉnh Bình Dương sẽ
có từ 10 nghiệp đoàn ở khu vực phi chính thức trở lên. Nêu cao quyết tâm thực
hiện chỉ đạo của LĐLĐ tỉnh, kế thừa kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động của
nghiệp đoàn xe ôm của phường Thới Hòa, ngay trong tháng 5 vừa qua - “Tháng
cao điểm về công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở; giới thiệu
đoàn viên công đoàn ưu tú cho Đảng xem xét, bồi dưỡng, kết nạp”, LĐLĐ thành phố
Bến Cát đã tổ chức Lễ Công
bố Quyết định kết nạp đoàn viên và ra mắt Nghiệp đoàn
Vé số phường Mỹ Phước với 62 đoàn viên và ngay tại chương trình đã có thêm 14
người lao động gửi đơn
tự nguyện xin gia nhập. Tại lễ ra mắt, lãnh đạo LĐLĐ huyện, thành phố trong tỉnh
đã được tham dự, rút kinh nghiệm kịp thời và trong thời gian sắp tới sẽ là
lễ ra mắt của Nghiệp
đoàn vé số trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, thành phố Thuận An, Nghiệp đoàn thợ
xây trên địa bàn thành phố Bến Cát. Có thể nói đây là một bước tiên phong đầu tiên trong năm
2024 của các cấp công đoàn Bình Dương về việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại
hội XIII Công đoàn Việt Nam và Nghị quyết đại hội Công đoàn các cấp, đặc biệt
là khối LĐLĐ huyện, thành phố trong việc tổ chức phát triển nghiệp đoàn và đoàn
viên là lao động khu vực phi chính thức.
Các đồng chí lãnh đạo LĐLĐ tỉnh, lãnh đạo thành phố Bến Cát trao quà cho Ban Chấp hành và đoàn viên Nghiệp đoàn Vé số phường Mỹ Phước tại Lễ Công bố quyết định thành lập.
Sau
hơn 27 năm, Bình Dương đã chuyển mình, vươn lên trở thành một tỉnh phát triển,
có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa cao trong Vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam. Những thành tựu mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bình Dương đạt được thời
gian qua có sự đóng góp rất quan trọng và thiết thực của đội ngũ công nhân, người
lao động. Đến nay, toàn tỉnh hiện có khoảng 2 triệu người trong
độ tuổi lao động, trong số này, còn rất nhiều những
mảnh đời vất vả, phải mưu sinh từng ngày, thiếu thốn về vật chất, tinh thần - phần lớn họ là những người lao động ở khu vực phi
chính thức, như: bán vé số, thợ xây, xe ôm; giao hàng; hớt tóc; rửa
xe,... Chính vì thế, với tinh thần trách nhiệm cao; với tinh thần không sợ khó; với
đôi chân bước đi không ngừng nghỉ, xuống từng con phố, khu chợ, vào từng hẻm nhỏ,
tới từng căn phòng trọ; với đôi tai luôn lắng nghe những trăn trở của người lao
động; với đôi mắt luôn đau đáu dõi theo, nhìn về tương lai cùng người lao động;
cán bộ công đoàn Bình Dương đang quyết tâm thể hiện sự đồng hành,
hỗ trợ chân thành của Công đoàn Việt Nam đối với rộng rãi người lao động, với
phương châm "Nơi đâu có người lao động, nơi đó có tổ chức Công đoàn"; để
người cán bộ công đoàn áo xanh, cùng các cô chú, các anh, các chị, các em đến từ
các tỉnh, thành trong cả nước, cùng chung tay xây tổ ấm trên đất Bình Dương
thân yêu, trọng nghĩa, trọng tình.
Chị Trương Thị Tuyến và con trai cùng đoàn viên trong nghiệp đoàn đứng dậy thực hiện chào cờ tại Lễ Công bố Quyết định thành lập Nghiệp đoàn vé số phường Mỹ Phước. Được biết chị Tuyến năm nay 40 tuổi, quê ở An Giang và lên Bình Dương lập nghiệp đã hơn 10 năm nay, chị nói: Trước đây em là công nhân công ty may trong khu công nghiệp Mỹ Phước 1, em cũng tham gia Công đoàn, nhưng 4 năm trước em đi khám phát hiện bị ung bướu ở ngực nên nghỉ làm, về nhà bán vé số; em hiểu được lợi ích của đoàn viên Công đoàn, nên khi được vận động tham gia nghiệp đoàn, em đã đăng ký tham gia ngay; từ nay, em có thêm chỗ dựa tin cậy để vượt qua khó khăn khi mình bệnh, chồng bệnh, con thì đứa phải gửi ở quê, đứa thì còn thơ dại.
Nghiệp
đoàn là một trong những loại hình công đoàn cơ sở đã được quy định trong Điều lệ
Công đoàn Việt Nam; tập hợp những người lao động tự do hợp pháp cùng
ngành, nghề, có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam, theo địa bàn hoặc
theo đơn vị sử dụng lao động. Sau khi tham gia vào nghiệp đoàn, tổ chức Công
đoàn sẽ giúp các đoàn viên có
thể tiếp cận các chiều an sinh xã hội, sẽ có những hoạt
động chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp cho người lao động,
là cầu nối để có những đề xuất với doanh nghiệp xem xét, hỗ trợ kịp thời cho
người lao động - nhất là những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; đồng thời,
nơi đây người lao động có điều kiện sinh hoạt trao
đổi với nhau, hỗ trợ nhau trong công việc, cuộc sống.
Nghiệp đoàn Xe ôm phường Thới Hòa được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2016 đến nay đã trải qua một kỳ Đại hội và vừa qua đã cho ra mắt Đội cứu hộ xe 2 bánh.
Tiến
Quang